Nghiệm thu lợp mái tôn là công đoạn cuối cùng của quá trình thi công lợp mái, đây là quá trình kiểm tra, đánh giá nhằm mục đích đảm bảo chất lượng của mái tôn để có thể đưa vào sử dụng một cách hiệu quả và an toàn.
Vậy tiêu chuẩn nghiệm thu lợp mái tôn là gì? Tiêu chuẩn lợp mái tôn là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin này, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Hướng dẫn lợp mái tôn
Mái tôn hay còn gọi là tôn lợp mái là một loại vật liệu quan trọng trong các công trình nhằm, bảo vệ khỏi các tác động của yếu tố thời tiết, môi trường như mưa, gió, nắng…
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mái tôn khác nhau, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng và giá cả cũng sẽ có phần chênh lệch. Các loại tôn lợp mái được sử dụng nhiều nhất hiện nay là tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn mạ kẽm, tôn giả ngói…
Việc lợp mái tôn đòi hỏi đúng yêu cầu kỹ thuật để có thể đưa vào sử dụng một cách an toan. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách lợp mái tôn đúng cách.
1.1 Cấu tạo mái tôn
Để lợp mái tôn đúng cách, đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được cấu tạo của tấm tôn. Một mái tôn thường có cấu tạo gồm 3 phần chính: hệ thống khung, hệ thống kèo và tôn lợp, hệ thống ốc vít.
a) Hệ thống khung
Hệ thống khung sẽ phải chịu tải trọng lớn nhất gồm sắt hộp và ống sắt. Người sử dụng cần lựa chọn loại vật liệu này sao cho phù hợp và đảm bảo chắc chắn để chịu được các yếu tố thời tiết, nhất là các công trình có diện tích lớn.
b) Hệ thống kèo và tôn lợp
Tùy vào diện tích lợp tôn mà hệ thống kèo, mái dầm sẽ lớn tương ứng. Và tùy vào mục đích sử dụng và tính chất công trình để lựa chọn chống nóng cho mái tôn với các loại tôn lợp có nhiều công năng.
c) Hệ thống ốc vít
Nên ưu tiên chọn các loại ốc vít được làm bằng inox mạ crome, bởi chúng vừa có độ cứng cao và khả năng chịu ăn mòn tốt. Hơn nữa, hệ thống cao su phải khít nhằm hạn chế nước mưa thấm vào. Thêm vào đó, nên sử dụng thêm keo kết dính để tăng độ bền của hệ thống.
1.2 Hướng dẫn các bước lợp mái tôn
Để lợp tôn mái nhà bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đo đạc các kích thước như diện tích mái nhà, độ dốc mái nhà để mua vật liệu lợp mái thích hợp.
Bước 2: Mua tôn lợp và các vật liệu cần thiết khác
Bước 3: Lắp đặt các viền bao quanh
Bước 4: Lắp đặt các tấm lợp bên trong khung viền
Bước 5: Lắp đặt các tấm khe che nối
Bước 6: Hoàn thiện quá trình lắp đặt bằng cách kiểm tra lại tổng quát và dọn dẹp những mảnh lợp và định vít còn sót lại.
2. Tiêu chuẩn nghiệm thu lợp mái tôn
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn nghiệm thu lợp mái tôn là quy định các yêu cầu kỹ thuật, thiết kế mái, lắp đặt và chất lượng sản phẩm lợp cho các loại tấm lợp có dạng sóng dùng để lợp mái nhà và công trình xây dựng.
2.1 Định mức lợp mái tôn
Định mức lợp mái tôn là định mức kinh tế – kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành công tác lợp mái tôn từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc.
Các loại hao phí có trong định mức lợp mái tôn
– Mức hao phí vật liệu: Là số lượng tôn lợp mái và các vật liệu phụ khác như đinh vít, bulong. Mức hao phí vật liệu bao gồm cả hao hụt vật liệu ở khâu thi công.
– Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp lợp và công nhân phục vụ công tác lợp mái tôn.
– Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính và phụ phục vụ trong quá trình lợp mái tôn.
2.2 Tiêu chuẩn nghiệm thu mái tôn
Một mái tôn đủ tiêu chuẩn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
a) Yêu cầu thông gió
Các mái dốc phải thiết kế thông gió đảm bảo có hai chuỗi khe hở cho phép không khí thông vào và thoát ra để tránh tích tụ hơi ẩm. Diện tích tiết diện ngang tối thiểu của mỗi dãy khe hở ít nhất là bằng 1/800 toàn bộ diện tích của mái.
Các khe hở thông gió có thể đặt tại đầu hồi nếu như chúng không quá 12 m.
b) Yêu cầu cách nhiệt
Khi sử dụng sản phẩm lợp có hệ số dẫn nhiệt lớn hơn ngưỡng thiết kế quy định, phải thiết kế bổ sung giải pháp cách nhiệt để đảm bảo yêu cầu cách nhiệt cho mái.
c) Yêu cầu cách âm
Khi sử dụng những sản phẩm có chỉ số giảm âm thấp hơn giá trị ngưỡng thiết kế quy định, phải thiết kế bổ sung một lớp cách âm để bảo đảm yêu cầu cách âm cho mái.
d) Yêu cầu chống ăn mòn bởi hóa chất
Các sản phẩm phải chống được sự ăn mòn gây ra từ nước mưa, sương muối, các axit thông thường và các chất kiềm. Sản phẩm không chống được sự ăn mòn hóa chất nêu trên, phải có chỉ dẫn thiết kế phủ hoặc sơn thêm một lớp có thành phần chính là acrylic ở bề mặt chịu bức xạ mặt trời trực tiếp.
e) Khả năng chống tốc mái do gió
Thiết kế phải định rõ loại và số lượng các chốt (N) trên mỗi m2 đối với các độ dốc lớn hơn 15%.
Khả năng chống tốc mái do gió, Ru, được tính bằng Niutơn trên một mét vuông mái, được xác định bằng công thức:
Ru = [giá trị được xác định theo (8.1) của TCVN 8052-2:2009] x N x 0,8
trong đó: 0,8 là hệ số cho công trình có hình dạng bình thường.
f) Yêu cầu chống cháy
Khi thiết kế mái phải lựa chọn sản phẩm lợp và vật liệu kết cấu đảm bảo đáp ứng phù hợp với cấp và loại phòng chống cháy quy định cho nhà và công trình xây dựng.
3. Công ty tôn thép Sông Hồng Hà
Công ty Sắt Thép Xây Dựng Sông Hồng Hà tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm tôn đúng chất lượng, đúng giá, chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu hiện nay như tôn Hoa Sen, tôn Phương Nam, tôn Olympic…với đầy đủ chủng loại khách hàng có thể thoải mái lựa chọn.
a) Ưu điểm khi đặt hàng tại Sông Hồng Hà
Vì là đại lý cấp 1 nên khi đặt hàng tại chúng tôi Quý khách hàng sẽ nhận được:
- Tư vấn chi tiết, nhiệt tình và miễn phí loại tôn thích hợp cho công trình của mình
- Sẽ được nhận những chính sách từ hãng cũng như những chính sách ưu đãi từ đại lý
- Sẽ có chiết khấu hoa hồng khi mua số lượng lớn
- Luôn tiếp nhận các đơn hàng và giao hàng đúng hẹn
- Hỗ trợ giao hàng đến công trình.
- Giá bán tận gốc nhà máy.
b) Cam kết từ chúng tôi
- Đảm bảo hàng chính hãng 100%
- Giá cả cạnh trên
- Hỗ trợ giao hàng tận nơi
>> Các bạn xem thêm giá tôn lạnh
4. Các câu hỏi thường gặp về lợp mái tôn
Đại lý tôn Sông Hồng Hà có nhận được một số thắc mắc của khách hàng về đề lợp mái tôn, chúng tôi xin được giải đáp các thắc mắc này để các bạn có thể tiện tham khảo.
4.1 Xem ngày lợp mái tôn ngày nào tốt?
Theo quan niệm dân gian, việc cất nhà lợp mái nhà cần xem ngày tốt để tiến hành thực hiện với mong muốn đem lại cát khí, thuận lợi cho gia chủ.
Chọn ngày cất nhà, lớp mái nhà cần tránh các ngày bách kỵ bao gồm: Nguyệt kỵ, Dương công kỵ, Sát chủ, Tam nương, Thụ tử.
Hai ngày tốt thích hợp cho động thổ lợp mái là ngày Đại Cát và Tiểu Cát, gia chủ có thể tham khảo dưới đây:
– Ngày Đại cát:
- Canh Tý
- Đinh Sửu
- Nhâm Dần
- Quý Mão
- Bính Thìn
- Ất Tỵ
- Giáp Ngọ
- Đinh Mùi
- Mậu Thân
- Kỷ Dậu
- Bính Tuất
- Tân Hợi
– Ngày Tiểu cát:
- Giáp Tý
- Nhâm Tý
- Tân Sửu
- Bính Dần
- Đinh Mão
- Canh Thìn
- Mậu Ngọ
- Tân Mùi
- Nhâm Thân
- Quý Dậu
- Tân Hợi
- Canh Tuất
4. 2 Chi phí lợp mái tôn bao nhiêu?
Có rất nhiều khách hàng quan tâm đến chi lợp mái tôn. Tuy nhiên, rất khó để đưa ra một câu trả lời chính xác cho mức chi phí này vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Chi phí tôn lợp
- Chi phí khung kèo
- Chi phí nhân công
- Chi phí phụ kiện
Chính vì thế tùy từng trường hợp cụ thể mà mức chi phí này sẽ khác nhau. Nếu có nhu cầu mua tôn lợp mái các bạn vui lòng liên hệ Sông Hồng Hà để được báo giá cụ thể.
>> Các bạn xem thêm tôn lợp mái loại nào tốt
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Hotline: 0939 066 130 – 0933 144 555.
Email: thepsonghongha@gmail.com